Những chuyến hàng tấp nập rời cảng ngay từ những ngày đầu năm mới giúp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khởi đầu năm 2021 tương đối khả quan. Tuy nhiên, giá cước phí neo ở mức cao và thiếu container rỗng ...
Năm 2020 là một năm thành công của Hà Nội và năm 2021 được kỳ vọng Hà Nội tiếp tục đạt kỳ tích trong phát triển kinh tế-xã hội dựa trên nền tảng Hà Nội đã và đang kiểm soát tốt đại dịch Covid-19; đà tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2020 và sự chủ động, tích cực khai thác những động lực tăng trưởng mới chưa từng có, được cộng hưởng và lan tỏa từ bản thân quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển của Thủ đô, cũng như chung của cả nước năm 2021.
Sau khi Chính phủ ban hành các Nghị quyết 01, 02 chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng các kịch bản, chương trình phát triển của ngành. Trong bối cảnh còn chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid-19, việc bám sát và đưa ra những giải pháp điều hành linh hoạt, phù hợp từng giai đoạn cụ thể rất quan trọng, trong đó năm nay được xác định là năm bản lề quyết định khả năng hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo.
Hiện nay, nước mặn đã xâm nhập sâu vào các cửa sông trên hệ thống sông Cửu Long, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các bộ, ngành đã, đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế tối đa thiệt hại do xâm nhập mặn.
Nikkei Asia cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể vẫn kéo dài trong những năm tới.
Bộ Công Thương vừa có văn bản số 828/BCT-ĐL xin ý kiến các bộ, ngành liên quan đối với dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045.
Tháng Giêng, đất quê tôi vẫn mênh mông. Phải cách rất nhiều núi, nhiều thôn làng mới chạm vào khói bụi thành phố. Các nhà máy mọc lên, “rút ruột” làng quê, giờ chỉ còn lại người già, trẻ nhỏ, đất lại càng rộng. Về làng mùa này, thèm cả một tiếng gọi tên mình giữa thưa vắng mênh mang…
Nhiều dự án trọng điểm mới được đầu tư và có kế hoạch thực hiện thời gian sắp tới, mở ra cơ hội cho kết nối vùng, như cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, TP.HCM - Mộc Bài, đường Vành đai 3, các cây cầu lớn, cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay Long Thành…
Quyền lợi của toàn bộ xã hội nói chung sẽ luôn là trọng tâm trong việc xây dựng các quy định trong các chính sách lớn của dự án Luật Sở hữu trí tuệ, từ các khâu sáng tạo, xác lập quyền, bảo hộ quyền, cho đến khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, thì ở trong nước, một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong những ngày vừa qua là hoạt động lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản, cho các địa phương có dịch, gặp nhiều khó khăn.
Như hòa cảm cùng vợ, Macr - người đàn ông mang quốc tịch Thụy Sĩ, ngân lên những giai điệu bài hát “Giấc mơ Chappi” bằng tiếng Việt phát âm còn ngọng nghịu. Giấc mơ đẹp ấy đang được vợ chồng Thảo - Marc cùng những cư dân người Cơ Ho nuôi lớn mỗi ngày giữa làng buôn, giữa những rẫy cà phê và núi rừng xứ sở.
Giữa núi rừng Tây Bắc, bản người Mông ở Sin Suối Hồ nằm cheo leo trên đỉnh núi Sơn Bạc Mây, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Có thể nói đây là vùng đất của những điều tuyệt vời bởi những người Mông không rượu, không hút thuốc lá, không cờ bạc và không… sống cho riêng mình.
Những bản làng khang trang, khí hậu trong lành, người dân thân thiện, thiên nhiên hùng vĩ… như lời mời không thể khước từ với du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến trải nghiệm, khám phá vùng đất lịch sử, văn hóa ở xứ “Mường Trời” - Điện Biên.
Tết đến, Xuân về, có dịp rong ruổi trên những bản làng vùng cao mới có thể cảm nhận rõ niềm vui, những đổi thay rõ nét trong đời sống của đồng bào các DTTS. Những đổi thay đến từ hiệu quả của các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và từ chính nội lực của đồng bào…
Xuất khẩu trong nửa đầu tháng 2 tiếp tục có đà tăng trưởng đáng ghi nhận giúp Việt Nam duy trì được con số xuất siêu gần 3 tỷ USD, tính đến 15/2.
Trước sự tác động của biến đổi khí hậu, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại một số vùng đất ngập nước ở nước ta hiện đang đối mặt với tình trạng suy thoái ngày càng tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thậm chí có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống, nhất là đối với những người nghèo sống chung quanh khu vực này.
Thời gian qua, tỉnh Bến Tre tập trung thu hút đầu tư và phát triển nhanh các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên. Đến nay, tỉnh thu hút được 51 dự án đầu tư ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên, với tổng vốn hơn 2.130 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh phê duyệt quy hoạch tám khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích đất công nghiệp 1.727 ha. Các khu công nghiệp Giao Long I, Giao Long II và An Hiệp đi vào hoạt động ổn định, với tổng diện tích 242 ha.
10:45 14-03-2017
14:02 02-12-2016
13:22 26-02-2017
14:05 09-05-2017
15:10 09-02-2017