Chương trình nâng cao nhận thức và thực hiện các mô hình giảm thiểu, thu gom, phân loại và tái chế rác thải sinh hoạt được quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng) triển khai từ tháng 6/2018. Đến nay, chương trình đã phổ biến rộng rãi trên địa bàn quận, trong đó, phường Xuân Hà - phường thí điểm thực hiện chương trình đã thu được nhiều thành công với bộ phận lớn người dân nhiệt tình tham gia.
Chất thải được xử lý trong quy trình khép kín, đảm bảo yếu tố xử lý triệt để và tận thu tối đa những sản phẩm tái chế, góp phần tiết kiệm quỹ đất chôn lấp, hạn chế phát tán mùi hôi.
Vừa qua, nhiều siêu thị tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng như Co.op mart Việt Nam; Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op); các siêu thị: Big C Đà Nẵng, Big C Hà Nội đã sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối đã được người dân hưởng ứng và ủng hộ, mở ra một hướng đi kinh doanh xanh, góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Vềviệc này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có thư biểu dương các siêu thị không dùng túi nilon đựng thực phẩm.
Mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế tại Thanh Hóa và Thái Nguyên đã được chia sẻ trong khuôn khổ Hội thảo quản trị các khu bảo vệ và bảo tồn tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3, tại Hà Nội.
Tôm hùm ở những lồng nuôi khu vực biển cù lao Mái Nhà (xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) liên tục mắc bệnh chết. Nhiều lồng nuôi, tôm hùm lớn được 0,5kg - 0,6kg rồi đổ bệnh chết, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng. Dù ngành chức năng đã “bắt” được bệnh, đưa ra phác đồ điều trị, nhưng vẫn chưa chặn dứt điểm được bệnh.
Bằng nhiều mô hình thiết thực như thu gom rác tái chế, thu mua túi ni lông, làm sản phẩm tái chế từ rác, trồng rau sạch... chi hội phụ nữ Thành Vinh 4 (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã góp phần cải thiện môi trường, làm cho đường sá thêm xanh, sạch; đồng thời tạo được công ăn việc làm cho một số chị em, hỗ trợ nguồn vốn cho chị em kinh doanh, khởi nghiệp.
Tỉnh Tuyên Quang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 80% tổng diện tích đất tự nhiên, trung bình mỗi năm trồng rừng được gần 12.000 ha, khai thác trên 800.000 m3 gỗ, độ che phủ của rừng luôn duy trì trên 60%. Đó là lợi thế để tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, gắn với công nghiệp chế biến và thương mại.
Sáng 26.2, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà đã đến thăm Dự án nhà máy phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas phát điện và phân bón khoáng hữu cơ trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Mô hình trồng rau sạch bằng cách tái sử dụng rác thải sinh hoạt để làm phân bón của bà Dương Thị Kim Thoa (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) hứa hẹn sẽ được nhiều hộ gia đình học tập và áp dụng.
Bình quân mỗi thành viên trồng 1.200 đến 1.500 gốc đót trên diện tích khoảng 1 ha. Trung bình mỗi vụ, mỗi chị em thu lãi hơn 17 triệu đồng.
10:45 14-03-2017
14:02 02-12-2016
13:22 26-02-2017
14:05 09-05-2017
15:10 09-02-2017