Nhiều năm qua, người dân Thanh Sơn liên tiếp phải đối mặt với tình trạng voi rừng kéo nhau về phá nhà cửa, cây trồng,… khiến họ thiệt hại kinh tế nặng nề.
Cứ tối đến, người dân cả xã Cổ Dũng (huyện Kim Thành, Hải Dương) phải cửa đóng then cài để tránh mùi hôi thối nồng nặc theo hướng gió từ nhà máy xử lý rác thải xã Việt Hồng (huyện Thanh Hà).
Gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông Rào Trổ, đoạn qua địa phận xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), vô cùng nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm, khoảng 2 - 3 ha đất nông nghiệp của người dân bị “hà bá” nuốt chửng.
Bãi xả đổ rác thải sinh hoạt nằm trên địa bàn thôn Cây Sy (xã Vĩnh Long, Vĩnh Linh, Quảng Trị) gây ô nhiễm môi trường nặng cho người dân 3 thôn Cây Sy, Mỹ Lộc, Trung Lập. Từ ngày 17/2 đến nay (3/3), người dân địa phương đã phải ngăn chặn xe chở rác vào bãi rác này.
Nhiều năm qua, gần 50 hộ dân ở Tổ 1, thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam phải sống trong cảnh mùa mưa ngập lụt, mùa nắng rác thải, ô nhiễm bủa vây và không có lối thoát do hệ thống đường đi đã bị bịt kín bới các kiot tại chợ An Lương. Người dân đã kiến nghị lên chính quyền, các ban ngành nhiều lần, nhưng thực trạng vẫn không được giải quyết.
Từ khi bãi rác của thành phố Thanh Hóa và vùng phụ cận chuyển về, người dân xã Đông Nam, huyện Đông Sơn phải sống trong tình cảnh “sống dở chết dở”. Vừa mất đất sản xuất, lại phải gánh thêm nạn ô nhiễm. Họ đành phải gõ cửa chốn công quyền để “cầu cứu” và bức xúc trước việc doanh nghiệp nói một đằng làm một nẻo. Nghiêm trọng hơn, nhiều xe tải không phải là xe chuyên dụng cũng đang chở về đổ tại bãi rác Đông Nam.
Ngay sau buổi đối thoại với lãnh đạo chính quyền quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng chiều 8/1, người dân ở khu vực xung quanh bãi rác Khánh Sơn (phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu) lại chặn xe chở rác vào bãi và đề nghị được đối thoại với lãnh đạo cao nhất của thành phố do quá bức xúc tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây.
Sáng 7/1, nhiều người dân sống dọc tuyến đường Hoàng Văn Thái – Trần Đức (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã mang các vật dụng như bàn ghế, bảng hiệu, cây gỗ... ra đường làm chướng ngại vật chặn xe tải ra vào các mỏ đá trên địa bàn vì không chịu được ô nhiễm bụi bẩn.
242 công trình cấp nước sinh hoạt được xây dựng tại các thôn, buôn của tỉnh Đắk Nông “ngốn” hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước, nhưng đại đa số chỉ hoạt động được một thời gian rất ngắn rồi bị hỏng; Hoặc nước bị ô nhiễm khiến giếng bỏ hoang cả chục năm nay.
Người dân cho rằng, khi nhà máy đi vào hoạt động gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Người thì luôn trong trạng thái đau đầu, buồn nôn, với gia súc, gia cầm thì con chết, con bị sảy thai.
10:45 14-03-2017
14:02 02-12-2016
13:22 26-02-2017
14:05 09-05-2017
15:10 09-02-2017