Mấy ngày gần đây, giá lúa gạo ở vùng ĐBSCL tăng cao, thị trường tiêu thụ hút hàng, nông dân và doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo phấn khởi.
Sầu riêng nay không còn là loại trái cây của nhà giàu như những năm trước mà ngày càng bình dân hơn do xuất khẩu giảm mạnh.
Những ngày này, người dân trồng mía chục (mía làm nước giải khát) ở Hậu Giang đang vào vụ thu hoạch rộ, với niềm vui phấn khởi. Trong khi đó, người trồng mía nguyên liệu thì lo lắng, vì giá bao tiêu của nhà máy đường đưa ra quá thấp. Có thể sẽ có thêm một vụ mía đắng.
LÂM ĐỒNG - Hướng về cơ sở với phương châm lấy lợi ích kinh tế, quyền lợi thiết thực của nông dân làm động lực triển khai vận động, tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng những nhân tố điển hình trên địa bàn, phong trào nông dân huyện Đức Trọng tiếp tục tạo sự chuyển biến rõ nét trên nhiều lĩnh vực.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất, cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu... đã và đang giúp nâng cao chất lượng, giá trị trái cây Việt Nam, khẳng định được thương hiệu, từng bước tiếp cận những thị trường khó tính trên thế giới. Hiện nay, ở nhiều địa phương, cây ăn quả đang trở thành cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Theo thống kê của UBND tỉnh Đăk Lăk, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu của địa phương này giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, chỉ đạt khoảng 250 triệu USD, bằng 28,5% kế hoạch (giảm 16,7% so với cùng kỳ); kim ngạch nhập khẩu khoảng 19,5 triệu USD, đạt 21,67% kế hoạch (giảm 56,67%).
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có khoảng 4.300 ha bưởi các loại; trong đó, có khoảng 2.700ha diện tích bưởi đã và đang cho thu hoạch. Để khai thác lợi thế thổ nhưỡng đất ở từng vùng, từng địa phương, những năm gần đây ngoài những diện tích bưởi đặc sản Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng loạt trồng giống bưởi diễn nhằm phát triển cây bưởi trở thành cây trồng chủ lực.
Do tác động của dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế của TP Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2020 ước tính chỉ tăng 1,43% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5-2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục duy trì, từng bước đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường, với dấu hiệu dần hồi phục rất lạc quan.
Tuy tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia nhưng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan... lại tăng mạnh, thậm chí có thị trường tăng trên 200%.
Hà Nội đang thực hiện mục tiêu tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp trong năm 2020 đạt 4,12% trở lên và phát triển bền vững trong các năm tiếp theo. Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những giải pháp hiệu quả của ngành Nông nghiệp Thủ đô là tập trung khảo nghiệm, thử nghiệm, chọn lọc đưa các giống cây trồng, vật nuôi, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Lâu nay, nông dân và doanh nghiệp (DN) Lâm Đồng thường mới chỉ chạm vào “lớp vỏ”, chưa gia tăng hàm lượng kinh tế từ hạt cà phê. Làm sao để giúp doanh nghiệp Lâm Đồng chế biến sâu hơn hạt cà phê, với máy móc thiết bị, công nghệ cao là nhiệm vụ Quỹ Khuyến công quốc gia đang hỗ trợ DN.
Những năm qua, cùng với việc quan tâm tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, các bộ ngành Trung ương và địa phương cũng tích cực hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, phát triển sản xuất giống nên số lượng, chất lượng các loại giống cây trồng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất...
Là một trong những ngành hàng chủ lực đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của TP Cần Thơ, song ngành thủy sản đang gặp không ít khó khăn ở cả hoạt động nuôi trồng lẫn chế biến xuất khẩu, đầu ra sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp dự báo tình hình vẫn tiếp tục khó khăn khi hàng tồn kho còn nhiều, trong khi người nuôi thủy sản phải nuôi cầm chừng nhằm giảm lỗ.
6 tháng đầu năm 2020, ngành Nông nghiệp Thủ đô tăng trưởng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh quý I-2020 tăng trưởng âm và dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến sản xuất, tiêu thụ nông sản, có thể xem đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.
Xây dựng và phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (sản phẩm OCOP) tại nhiều địa phương hiện chưa đi đúng hướng và thiếu thực chất khiến nhiều sản phẩm OCOP có tuổi đời rất ngắn, kém hiệu quả. Để sản phẩm OCOP có chỗ đứng trên thị trường, cần khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nguyên liệu, kinh nghiệm truyền thống, giá trị văn hóa và sức lao động tại địa phương.
Với lợi thế về thổ nhưỡng, Đăk Lăk được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Thực tế cho thấy, ngành nông nghiệp có nhiều đóng góp to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực hiện chính sách về xây dựng nhãn hiệu cộng đồng, tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giá trị hàng hóa, nhất là hàng nông sản trên thị trường, góp phần cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
10:45 14-03-2017
14:02 02-12-2016
13:22 26-02-2017
14:05 09-05-2017
15:10 09-02-2017