Mặc dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, nhưng trong năm qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã nỗ lực vượt khó, đạt tốc độ tă...
Đông - Xuân là vụ quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp của cả nước. Đây là vụ chủ lực, không những về diện tích mà còn về năng suất, là tiền đề vững chắc cho cả năm. Nhưng thời điểm này, thời tiết lại diễn biến phức tạp, dự báo kéo dài đến cuối năm, các ngành chức năng cần hết sức quan tâm chỉ đạo sản xuất đảm bảo thời vụ.
Tiềm năng, lợi thế đặc biệt về nguồn dược liệu, cùng với sự sở hữu một kho tàng kinh nghiệm quý báu về chế biến và sử dụng cây thuốc, là tiềm năng to lớn, và là cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tăng thu nhập. Thế nhưng, việc phát triển kinh tế dược liệu ở vùng DTTS hiện nay vẫn đang là tiềm năng...
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt gần 3,72 tỷ USD. Cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ,... là những mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị kim ngạch trên 2 tỷ USD trong năm 2020.
Qua quá trình thực hiện "Dân vận khéo" (DVK), cấp ủy, chính quyền xã Lê Lai, huyện Thạch An (Cao Bằng) đã đồng hành, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xuống còn 21,6%.
Là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp nhưng hiện nay, việc phát triển các sản phẩm đặc sản vùng miền, lợi thế của địa phương ở Điện Biên vẫn chỉ ở quy mô nhỏ, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao.
Tại tỉnh Kon Tum hiện có hai dân tộc thiểu số rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong đó có Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của hai dân tộc thiểu số này từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.
Khó khăn do cạnh tranh gay gắt với đường lậu và đường nhập khẩu từ nước ngoài theo các cam kết hội nhập, nhiều doanh nghiệp mía đường đang nỗ lực vượt khó bằng nhiều giải pháp.
Được triển khai từ năm 2018, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có trên 200 sản phẩm đăng ký ý tưởng, thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) và có 76 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 đên 4 sao; trong đó 7 sản phẩm đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá xếp hạng 5 sao.
Với tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ của tỉnh Sơn La, thời gian qua, các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và đang trở thành một đối tác kinh tế, tiếp nhận, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; là cầu nối trong liên kết sản xuất giữa nhà nước – doanh nghiệp – hộ thành viên và nông dân.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp; từ năm 2017 đến nay, đồng bào các dân tộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tích cực trồng rau màu theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Từ trồng rau an toàn, người dân đã tạo thương hiệu cho vùng rau của huyện và nâng cao thu nhập.
Với đặc tính chịu hạn tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc, năng suất cao, nha đam đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu ổn định cho nhiều nông dân tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khi mà giá cây tiêu (cây trồng chủ lực trước đây của người dân) đang ngày một rớt giá thê thảm.
Là một loài thủy sản biển có giá trị dinh dưỡng cao, món ăn đặc sản đắt giá trong các nhà hàng, cá mú hiện được nhiều người dân ở tỉnh Khánh Hòa đầu tư phát triển, trở thành một nghề nuôi. Nông dân nuôi cá mú của tỉnh Khánh Hòa không chỉ bỏ công sức, tiền của để đầu tư, mà họ còn tìm cách nuôi cá có chất lượng, vừa bán được giá, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững, Gia Lai đã xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị. Chính quyền tỉnh xem đây là nhân tố đột phá để cơ cấu lại ngành nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hiện đại; Xây dựng đề án tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, xác định các loại cây, con chủ lực.
Chỉ còn ít tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa càng trở nên cấp thiết. Để không thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch cân đối cung - cầu, dự trữ, kết nối giao thương, đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng với mức giá bình ổn.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Thực hiện chiến lược mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngành chăn nuôi tiếp tục cơ cấu lại theo hướng hiện đại, liên hoàn, kép kín, từ tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại và lấy thị trường xuất khẩu làm động lực, áp lực để thúc đẩy hoàn thiện chất lượng trong sản xuất.
Để có nguồn lực đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Ninh Thuận đã tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư từ các nước, các tổ chức quốc tế hỗ trợ đầu tư, ưu tiên cho các lĩnh vực: Xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới; tạo việc làm; nâng cao sức khỏe cộng đồng; thích ứng với biến đổi khí hậu, giải quyết ô nhiễm môi trường...
10:45 14-03-2017
14:02 02-12-2016
13:22 26-02-2017
14:05 09-05-2017
15:10 09-02-2017