Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những cây già và lớn sẽ hấp thu nhiều khí carbon dioxide (CO2) hơn so với các cây non, ít tuổi.
Nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) cho biết, các nhà khoa học đã đạt được bước tiến mới trong việc sử dụng khí CO2 trong bầu khí quyển để sản xuất ra nhiên liệu sinh học. Điều này hứa hẹn sẽ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng đang ngày một gia tăng.
Không giống như các loại bọt thông thường, bọt nano được thiết kế đặc biệt để có thể sử dụng không chỉ trong việc chế tạo áo giáp mà còn dùng để bảo vệ các tòa nhà khi có vụ nổ xảy ra.
Các nhà khoa học thuộc Đại học York và Đại học Leeds đã có một phát hiện lớn về nguyên nhân gây hủy hoại tầng ozon trên đại dương.
Các nhà khoa học cho biết, carbon đen, được sinh ra trong quá trình đốt cháy gỗ và khí thải động cơ diesel là tác nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu mạnh gấp 2 lần so với những gì mà chúng ta vẫn nghĩ.
Các nhà khoa học đã tìm ra cách giúp giữ trái cây lâu hơn mà không cần can thiệp vào gen hay sử dụng hóa chất.
Hành, tỏi không chỉ là 2 loại gia vị phổ biến trong nhiều món ăn mà còn có tác dụng làm sạch các kim loại nặng độc hại trong nước.
OriginOil (Mỹ) và Ennesys (Pháp) - hai công ty công nghệ - đã cùng bắt tay để tiến hành một dự án về năng lượng độc đáo: tạo ra tảo từ nước thải, rồi dùng tảo để sản xuất ra năng lượng và nước sạch.
Sống giữa các nhánh san hô, cá bống Gobiodon histrio sẽ phản ứng với một tín hiệu hóa học được giải phóng từ san hô, khi san hô tiếp xúc với một loại tảo độc màu xanh lá cây rực rỡ và cắn lại những tán lá xâm lấn này.
Kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết, lượng khí CO2 tích tụ nhiều trong thượng tầng khí quyển của Trái Đất làm gia tăng nhanh hơn lượng rác không gian do con người tạo ra.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng một guồng quay khổng lồ để tiến hành thí nghiệm giúp giải thích cách thức khởi phát các trận động đất lớn và hé lộ những nguy cơ động đất có thể gây ra.
Một công ty tại Ấn Độ tìm ra phương pháp mới để giảm thiểu CO2 trong môi trường bằng cách biến nó thành bột nở (baking soda).
Các nhà khoa học người Scotland đã đưa giải pháp sử dụng vật chất trên bề mặt của các thiên thạch để tạo một đám mây bụi bao quanh Trái đất nhằm đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Missouri đã sử dụng virut để lây nhiễm và tiêu diệt các dòng Pseudomonas aeruginosa, loài vi khuẩn chủ yếu gây bệnh. Virut này là thể thực khuẩn, có thể được sử dụng để khử trùng hiệu quả các thiết bị xử lý nước và hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh gây chết người.
Theo công bố mới nhất từ nhóm nghiên cứu của Anh, Phần Lan, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân đằng sau sự bùng nổ bất thường của một nhóm vi khuẩn chuyên gây bệnh viêm dạ dày ruột ở khu vực Bắc Âu.
Kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Mỹ công bố trên Tạp chí Nature cho thấy, trong thời gian từ năm 1960-2010, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển được các đại dương và đất đai hấp thụ đã tăng gấp đôi.
Các nhà khoa học Nga cho rằng, lớp băng vùng cực sao Hỏa có thể được đốt nóng để tạo ra khí nhà kính, tăng nhiệt độ bề mặt và điều kiện sống trên sao Hỏa.
10:45 14-03-2017
14:02 02-12-2016
13:22 26-02-2017
14:05 09-05-2017
15:10 09-02-2017